Bài 1: Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ thêu tay cơ bản cho người mới bắt đầu (Phần 1)

dụng cụ thêu tay cơ bản cho người mới bắt đầu

Đây là những chia sẻ do Tiệm và các bạn cùng nhóm thêu thùa đúc kết qua những kinh nghiệm từ con số 0. Hy vọng có ích cho mọi người. Dù bạn chưa bao giờ động đến kim chỉ nhưng chỉ cần bạn yêu thích và kiên trì một chút bạn sẽ nhanh chóng cho ra được tác phẩm đầu tiên. Đương nhiên việc trở thành một thợ thêu là một quá trình rèn luyện lâu dài nhưng nếu chỉ thêu để thỏa mãn niềm yêu thích và làm mới các vật dụng của mình thì tới 9/10 người đã từng thử thêu đều có thể làm được.   

Bước đầu tiên, học cách chọn dụng cụ thêu tay phù hợp và biết cách sử dụng (Xem video và bài viết bên dưới).

Nếu bạn chưa có nguyên liệu gì có thể tham khảo các bộ nguyên liệu đầy đủ đồ cho người mới bắt đầu tại đây: https://tiemtaphoanhamay.vn/bo-dung-cu-theu

Và xem video sau để được hướng dẫn và đọc chi tiết hơn ở bên dưới:

1. Dụng cụ thêu tay cơ bản - Chỉ thêu

Chỉ thêu là 1 trong những dụng cụ thêu cơ bản mà mỗi người cần có khi làm quen với bộ môn này. 

Ở Việt Nam có 2 loại chỉ thêu chính là chỉ thêu tơ bóng và chỉ thêu cotton. Xem sự khác biệt giữa 2 loại chỉ thêu Tại đây

Với những loại chỉ thêu gồm 6 sợi chỉ nhỏ như chỉ thêu cotton, chỉ tơ bóng, chỉ thêu kén... để quá trình thêu không bị rối chỉ, mỗi lần thêu bạn cắt một đoạn chỉ dài 20-30cm, sau đó tách chỉ từ giữa đoạn. Số lượng sợi chỉ tách ra tùy vào loại mũi thêu và kích thước đường thêu bạn mong muốn.

Chỉ thêu cotton

dụng cụ thêu tay cơ bản - chỉ thêu

dụng cụ thêu tay cơ bản - chỉ thêu

Chỉ thêu tơ bóng

dụng cụ thêu tay cơ bản - chỉ thêu tơ bóng

Chỉ thêu kén

dụng cụ thêu tay cơ bản - chỉ thêu kén

Với những loại chỉ thêu gồm 2 sợi chỉ nhỏ như chỉ thêu loang cuộn, bạn có thể giữ nguyên 2 sợi và cắt theo độ dài tùy ý, hoặc cắt một đoạn 20-30cm để dễ dàng rút chỉ nếu cần thiết.

dụng cụ thêu tay cơ bản - chỉ thêu loang

Câu hỏi thường gặp: Nên chọn chỉ tép hay chỉ cuốn sẵn, chỉ kén trong các loại sau  Các loại chỉ thêu đủ màu

Về chất lượng, 2 loại chỉ này giống nhau. Tuy nhiên chỉ cuốn sẵn thì về bạn không phải cuốn nữa, có hộp và phụ kiện đi kèm, phù hợp làm quà tặng xinh xắn.

Chỉ tép rẻ hơn và đương nhiên là bạn phải mất công cuốn chỉ. Có thể lấy thêm 1 hộp cuốn xinh xắn này để cuốn chỉ cho gọn gàng Hộp chỉ thêu + 100 miếng cuốn chỉ

 

2. Dụng cụ thêu tay cơ bản - Khung thêu

Khung thêu có 2 loại: Khung thêu cầm tay và khung thêu có chân.

  - Khung thêu cầm tay:

Ưu điểm nhỏ gọn, dễ mang theo, giá cả phải chăng, có nhiều kích cỡ thích hợp với mọi loại đồ từ khăn tay, túi, quần áo v.v...  Người mới tập thêu nên dùng loại này vì tiện lợi và dễ dùng.

  - Khung thêu có chân:

Ưu điểm cứng cáp, chắc chắn, không cong vênh. Khung thêu có thể điều chỉnh độ cao, có thể xoay tùy ý, có em này thì không lo đau lưng mỏi tay mỗi khi thêu nữa. Đối với những ai thêu nhiều thì loại khung thêu này là công cụ đắc lực giúp bạn thêu nhanh hơn. 

Bạn có thể tham khảo và thấy sự so sánh của các loại Tại đây

Link các khung thêu xem tại đây: https://tiemtaphoanhamay.vn/khung-theu

 

Cách sử dụng khung thêu cầm tay

- Để sử dụng khung thêu, trước hết bạn cần nới lỏng con ốc ở phần chốt khung.

- Sau đó, lồng vòng trong của khung xuống dưới lớp vải cần thêu, lồng vòng ngoài của khung ở mặt trên sao cho hình thêu nằm trọn giữa khung.

- Sau khi lồng 2 vòng khung vào nhau, bạn vừa vặn chốt vừa căng lại vải để hình thêu không bị dúm.

Trong quá trình thêu, nếu vải bị chùng xuống, bạn có thể nới lỏng chốt và căng lại vải, sau đó vặn lại chốt và thêu tiếp.

dụng cụ thêu tay cơ bản - khung thêu

dụng cụ thêu tay cơ bản - khung thêu

Cách sử dụng khung thêu có chân

Xem hình ảnh các bước lắp ráp khung thêu tại đây

dụng cụ thêu tay cơ bản - khung thêu có chân

Lưu ý: Lựa chọn khung cỡ nào cho phù hợp

- Khung cỡ nhỏ 8cm, 10cm dùng để thêu các vật dụng nhỏ: kẹp tóc, gương... dễ dàng đặt vào những vị trí hẹp như tay áo, vạt áo, túi áo để thêu

- Khung thêu cỡ nhỡ 13cm, 15cm : Là khung cỡ vừa phải phù hợp thêu khăn, tranh nhỏ, nhỏ gọn thuận tiện, dễ bỏ vảo túi cầm tay để mang đi khắp nơi, thêu mọi lúc rảnh rỗi

 

3. Dụng cụ thêu tay cơ bản - dụng cụ hỗ trợ

Các dụng cụ, phụ kiện thêu xem tại đây https://tiemtaphoanhamay.vn/phu-kien-theu

Dụng cụ xỏ kim

Là dụng cụ để xỏ sợi chỉ qua lỗ kim, gồm tay cầm là miếng thiếc hoặc nhựa nhỏ dẹt và phần mũi dài nhọn bằng dây thép. Để sử dụng dụng cụ xỏ chỉ, bạn đưa đầu dây thép xuyên qua lỗ kim, đưa chỉ qua lỗ của dây thép và rút dây thép lại, sợi chỉ sẽ theo đó đi qua lỗ kim.

dụng cụ thêu tay cơ bản

Dụng cụ tháo chỉ (rạch khuyết)

Gồm tay cầm bằng nhựa và lưỡi rạch kim loại có 1 đầu dài nhọn, một đầu ngắn có miếng bọc, dùng để tháo chỉ khi may và rạch khuyết khuy áo.

Để rạch khuyết, bạn dùng đầu nhọn chọc xuống mép của khuy áo, đầu có miếng bọc hướng lên trên. Sau đó bạn rạch theo đường khuy áo đến sát mép còn lại thì dừng lại. Để đảm bảo không rạch lẹm vào đường chỉ thùa khuyết, bạn có thể dùng kim ghim chặn ở cuối đường rạch.

Để tháo chỉ, bạn đưa đầu nhọn qua đường chỉ, đầu có miếng bọc ở phía trên. Sau đó hất dụng cụ hướng lên trên, sợi chỉ sẽ theo lưỡi rạch mà đứt dễ dàng.

dụng cụ thêu tay cơ bản

Dụng cụ cuốn chỉ

Đầu tiên, bạn tháo chốt và gắn suốt cuốn chỉ nhựa vào rãnh của dụng cụ cuốn chỉ, sao cho lỗ tròn trên suốt khớp với lỗ tròn của dụng cụ. Đặt chốt lại vị trí cũ, cài dụng cụ cuốn chỉ cố định vào hộp đựng chỉ. Bạn gỡ chỉ thêu ra khỏi tép, cuốn một đầu chỉ quanh suốt chỉ khoảng 2-3 vòng để cố định. Sau đó bạn quay tay cầm của dụng cụ cuốn chỉ để chỉ được cuốn vào suốt. Lưu ý cầm sợi chỉ căng vừa phải để cuốn dễ hơn.

dụng cụ thêu tay cơ bản

Hướng dẫn sử dụng:

Bút vẽ vải

+ Bút vẽ vải bay màu bằng nước: dùng bút vẽ lên vải theo đường nét bạn cần để thuận tiện trong quá trình may, thêu. Sau khi may, thêu xong hoặc khi vẽ sai cần sửa lại, bạn có thể dùng nước chấm nhẹ lên nét vẽ, vết mực sẽ biến mất ngay lập tức.

dụng cụ thêu tay cơ bản

+ Bút vẽ vải bay màu bằng nhiệt độ: tương tự, dùng bút vẽ lên vải theo đường nét bạn cần để thuận tiện trong quá trình may, thêu. Sau khi may, thêu xong hoặc khi vẽ sai cần sửa lại, bạn có thể dùng bàn ủi hoặc máy sấy để làm nóng phần nét vẽ cần xóa, vết mực sẽ biến mất ngay lập tức. 

dụng cụ thêu tay cơ bản

+ Bút vẽ vải tối màu: dùng bút vẽ lên vải theo đường nét bạn cần. Tuy nhiên, bạn cần đợi khoảng 2-3s để màu mực trắng hiện lên trên mặt vải. Nét vẽ càng để lâu sẽ càng hiện rõ. Sau khi may, thêu xong hoặc khi vẽ sai cần sửa lại, bạn có thể dùng nước chấm nhẹ lên nét vẽ, vết mực sẽ biến mất.

dụng cụ thêu tay cơ bản

Giấy can lụa

Nếu bạn không tự tin vào khả năng vẽ của mình, giấy can lụa sẽ là vị cứu tinh hữu hiệu cho bạn. Để sử dụng, bạn đặt tấm can lên trên hình thêu mẫu, dùng bút vẽ vải vẽ theo nét của mẫu thêu. Sau đó áp tấm can lên mặt vải cần thêu và tô lại những đường nét vừa can. Bạn nên tô nét đậm một chút để mực thấm qua giấy can tốt hơn.

4. Các phụ kiện thêu:

Phôi gương

Phôi gương có đi kèm với mặt phôi để bạn dán lên hình thêu của riêng mình, tạo nên một chiếc gương có 1 không 2. Để hình thêu vừa với gương, bạn dùng mặt phôi can lên vải và thêu trong vòng tròn đã can. Sau khi có được hình thêu như ý, bạn cắt vòng quanh hình tròn cách đường tròn 1-2cm, đặt mặt phôi gương ra mặt sau của hình thêu và cố định hình thêu vào phôi.

dụng cụ thêu tay cơ bản - phụ kiện

Có 2 cách cố định phôi: dùng keo dán vải dán mép miếng vải thêu xung quanh miếng phôi. Với cách này, bạn cần cắt nhỏ đoạn viền để khi gập vào không bị dúm hay thừa vải. Cách thứ 2 là dùng chỉ khâu vòng quanh mép miếng vải thêu, sau đó rút chỉ lại để miếng vải bọc quanh miếng phôi một cách chắc chắn và đều đặn. Sau đó, dùng keo dán vải dán phần mặt đã hoàn thành vào gương.

dụng cụ thêu tay cơ bản - phụ kiện

Phôi dây chuyền mặt thủy tinh

Phôi dây chuyền đi kèm mặt thủy tinh sẽ giúp bạn dễ dàng có được một chiếc vòng độc nhất vô nhị mang màu sắc riêng của mình. Bạn có thể chuẩn bị một hình thêu hoặc hình ảnh tùy thích, cắt vừa cỡ mặt phôi và dùng keo dán dán lên mặt phôi. Sau đó, bạn tiếp tục dùng keo dán mặt thủy tinh lên trên cùng. Vì keo dán vải ở dạng trong suốt nên không ảnh hưởng đến độ trong của mặt thủy tinh.

dụng cụ thêu tay cơ bản - phụ kiện

Phôi bookmark

Tương tự như phôi dây chuyền, bạn có thể chuẩn bị một hình thêu hoặc hình ảnh tùy thích, cắt vừa cỡ mặt phôi và dùng keo dán dán lên mặt phôi. Sau đó, bạn tiếp tục dùng keo dán mặt thủy tinh lên trên cùng. Vì keo dán vải ở dạng trong suốt nên không ảnh hưởng đến độ trong của mặt thủy tinh.

dụng cụ thêu tay cơ bản - phụ kiện

Bạn đang xem: Bài 1: Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ thêu tay cơ bản cho người mới bắt đầu (Phần 1)
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: