-
- Tổng tiền thanh toán:
Những điều cần thiết và cơ bản cho trẻ tập thêu
Thêu thùa là một cách tuyệt vời để đưa dấu ấn cá nhân lên trang phục. Thêu thùa không chỉ là bộ môn dành cho người lớn, mà bạn hoàn toàn có thể dạy cho trẻ tập thêu với những mũi thêu rất căn bản, trẻ vừa học được cách rèn luyện sự khéo léo lại vừa phát huy sự sáng tạo.
Tiệm xin giới thiệu với các bạn những điều cần thiết và cơ bản cho trẻ tập thêu.
I/ Nguyên phụ liệu thêu cơ bản:
1. Chỉ thêu cho trẻ tập thêu
Đối với trẻ mới tập thêu, bạn có thể sử dụng chỉ thêu cotton với ưu điểm nhiều màu sắc đa dạng, giá cả hợp lý, chỉ không phai màu, không độc hại.
Chỉ thêu cotton thường gồm 6 sợi chỉ nhỏ. Để quá trình thêu không bị rối chỉ, mỗi lần thêu bạn cắt một đoạn chỉ dài 20-30cm, sau đó tách chỉ từ giữa đoạn. Số lượng sợi chỉ tách ra tùy vào loại mũi thêu và kích thước đường thêu bạn mong muốn.
Chỉ thêu cotton được chia làm các loại: chỉ tép, chỉ được cuộn sẵn thành cuộn, chỉ được cuộn sẵn thành kén. Để trẻ tập thêu dễ dàng hơn, bạn có thể mua loại chỉ được cuộn sẵn thành cuộn để tiện trong quá trình rút chỉ, lại có sẵn hộp nhựa đựng chỉ rất gọn gàng.
Xem thêm chỉ thêu cotton: https://tiemtaphoanhamay.vn/chi-theu-theo-set
2. Khung thêu
Khung thêu có 2 loại: Khung thêu cầm tay và khung thêu có chân. Bạn nên chọn cho bé loại khung cầm tay, nhỏ gọn tiện lợi và vừa vặn với bàn tay bé.
Khung thêu thường thấy 2 loại chất liệu: khung tre và khung gỗ. Nếu khung tre giá thành rẻ, nhưng dễ cong vênh nếu không bảo quản cẩn thận thì khung gỗ là loại khung chắc chắn, căng vải khít, bề mặt trơn mượt không sợ làm xước tay bé, tuy nhiên giá thành hơi cao hơn khung tre. Bạn có thể lựa chọn loại khung phù hợp cho bé tại đây: https://tiemtaphoanhamay.vn/khung-theu
3. Vải thêu cho trẻ tập thêu
Với người mới tập thêu nói chung và trẻ em tập thêu nói riêng, loại vải phù hợp để tập tành thêu thùa thường là loại vải có sợi khít, vải không quá mềm, dễ căng trên khung, khi thêu không bị dúm...
Vì vậy, Tiệm khuyên bạn nên sử dụng vải thô mộc, vải linen cho trẻ tập thêu.
- Vải linen:
Linen là loại vải thông dụng dùng để may áo quần, làm khăn tay v.v... Vải linen tùy theo cách dệt có khá nhiều kiểu nhưng đặc điểm chung của loại vải này là vải mềm, sợi dệt khít và chắc, rất phù hợp để thêu bằng cả chỉ cotton hay chỉ tơ.
Vì vậy, linen được khá nhiều người ưa chuộng dùng làm vải thêu để học thêu hiện đại, trẻ tập thêu trên vải này cũng rất dễ dàng, vải tự nhiên, an toàn cho bé.
Tham khảo các loại vải linen tại: https://tiemtaphoanhamay.vn/vai-linen
- Vải thô mộc:
Vải thô mộc là loại vải chưa qua xử lý hóa chất, có màu trắng ngà thích hợp để tập thêu, may túi, ví, mũ, khăn trải bàn hoặc tạp dề. Loại vải này có giá bán không cao nên khi tập thêu tay, các bạn dụng loại này là tiện nhất.
Vải thô mộc có sợi dệt hơi to, khít và chắc chắn nên thích hợp nhất khi thêu bằng chỉ cotton và chỉ tơ bóng. Đặc biệt, nếu chẳng may thêu bị sai, các bạn tháo chỉ ra khỏi vải thì bề mặt vải cũng sẽ không quá lộ lỗ thêu.
Tham khảo các loại vải thô mộc tại: https://tiemtaphoanhamay.vn/vai-tho-moc-theu-tay
4. Dụng cụ hỗ trợ thêu
- Dụng cụ xỏ kim:
Là dụng cụ để xỏ sợi chỉ qua lỗ kim, gồm tay cầm là miếng thiếc hoặc nhựa nhỏ dẹt và phần mũi dài nhọn bằng dây thép. Để sử dụng dụng cụ xỏ chỉ, bạn đưa đầu dây thép xuyên qua lỗ kim, đưa chỉ qua lỗ của dây thép và rút dây thép lại, sợi chỉ sẽ theo đó đi qua lỗ kim.
Nếu trẻ chưa luyện được cách xỏ kim, bạn hãy cho bé dùng dụng cụ này để xỏ kim dễ dàng hơn.
- Bút vẽ vải:
+ Bút vẽ vải bay màu bằng nước: dùng bút vẽ lên vải theo đường nét bạn cần để thuận tiện trong quá trình may, thêu. Sau khi may, thêu xong hoặc khi vẽ sai cần sửa lại, bạn có thể dùng nước chấm nhẹ lên nét vẽ, vết mực sẽ biến mất ngay lập tức.
+ Bút vẽ vải bay màu bằng nhiệt độ: tương tự, dùng bút vẽ lên vải theo đường nét bạn cần để thuận tiện trong quá trình may, thêu. Sau khi may, thêu xong hoặc khi vẽ sai cần sửa lại, bạn có thể dùng bàn ủi hoặc máy sấy để làm nóng phần nét vẽ cần xóa, vết mực sẽ biến mất ngay lập tức.
+ Bút vẽ vải tối màu: dùng bút vẽ lên vải theo đường nét bạn cần. Tuy nhiên, bạn cần đợi khoảng 2-3s để màu mực trắng hiện lên trên mặt vải. Nét vẽ càng để lâu sẽ càng hiện rõ. Sau khi may, thêu xong hoặc khi vẽ sai cần sửa lại, bạn có thể dùng nước chấm nhẹ lên nét vẽ, vết mực sẽ biến mất.
Xem thêm bút vẽ vải: https://tiemtaphoanhamay.vn/but
- Giấy can lụa:
Nếu bé không tự tin vào khả năng vẽ của mình, giấy can lụa sẽ là vị cứu tinh hữu hiệu. Để sử dụng, bạn đặt tấm can lên trên hình thêu mẫu, dùng bút vẽ vải vẽ theo nét của mẫu thêu. Sau đó áp tấm can lên mặt vải cần thêu và tô lại những đường nét vừa can. Bạn nên tô nét đậm một chút để mực thấm qua giấy can tốt hơn.
II/ Cách thực hiện một hình thêu
1. Tìm mẫu tập thêu
Bạn có thể dạy cho bé cách tìm kiếm mẫu thêu trên google hoặc pinterest để có được mẫu thêu ưng ý. Khi lựa chọn, bé cũng nên cân nhắc về độ khó của mẫu thêu, số lượng màu chỉ cần sử dụng và các mũi thêu ứng dụng trong đó.
2. Chuyển mẫu thêu sang vải thêu
Sau khi chọn xong mẫu thêu, bạn hãy ước chừng kích thước hình thêu để vẽ lên bề mặt vải bằng bút vẽ vải.
Nếu không tự vẽ lên vải được, bạn có thể in ra giấy và dùng giấy can lụa để sang mẫu thêu.
3. Chọn màu chỉ cho trẻ tập thêu
Tiếp theo là phối màu các chi tiết thêu. Bước này vô cùng quan trọng vì nó sẽ quyết định độ hài hòa cho cả bức thêu.
Bé có thể thêu giống bức hình mẫu, còn nếu muốn sáng tạo theo cách của mình, hãy để bé chọn màu chỉ theo ý thích.
4. Hướng dẫn trẻ tập thêu
Bây giờ thì bắt tay vào thêu thôi. Bạn tham khảo các mũi thêu cơ bản tại đây nhé.
Hãy cho bé bắt đầu bằng những mũi thêu đơn giản trước như mũi thêu satin, mũi thêu lướt vặn..., sau đó nâng cao dần lên cách mũi thêu phức tạp hơn để bé không bị nản.