Tết Nguyên Đán là gì? Những phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là gì? Những phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết. Bài viết sau đây sẽ cho bạn những thông tin hữu ích về ngày Tết cổ truyền này!

1. Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

1.1 Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán - hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết  Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là: Tết. “Tết” là cách đọc âm Hán - Việt của chữ “tiết”. Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán: "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán". Tết Nguyên Đán được người Việt Nam gọi với cái tên rất thân thương "Tết Ta", là để phân biệt với "Tết Tây" (Tết Dương lịch).

1.2 Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Có rất nhiều thông tin, ý kiến trái chiều về nguồn gốc ngày Tết Nguyên Đán. Nhiều nguồn tin cho rằng Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc, từ thời 1000 năm Bắc Thuộc, sau đó mới được du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên trong truyền thuyết "Bánh chưng bánh giày" thì từ thời vua Hùng đã có phong tục tập quán này, có nghĩa là trước thời gian 1000 năm Bắc Thuộc. Phong tục này được bắt nguồn từ Việt Nam.

Hiện nay có rất nhiều quốc gia ở châu Á tổ chức Tết Nguyên Đán. Dù bắt nguồn ở Việt Nam hay Trung Hoa thì mỗi nước đều có những nét văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng, riêng biệt, và có ý nghĩa rất lớn đối với người dân của mỗi quốc gia.

Tết Nguyên Đán dù bắt nguồn ở Việt Nam hay Trung Hoa thì mỗi nước đều có những nét văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng, riêng biệt, 

2. Những phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên Đán

Trong dịp Tết Nguyên Đán, người Việt có rất nhiều phong tục, tập quán thú vị, ý nghĩa. Những phong tục tập quán nổi bật nhất có thể kể tới như:

2.1 Dọn dẹp, trang trí nhà cửa

Dọn dẹp nhà cửa 

Trong những ngày cuối năm, các gia đình người Việt thường cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, nhằm loại bỏ những điều không may của năm cũ và chuẩn bị đón năm mới với những điều may mắn, tài lộc.

Dọn dẹp nhà cửa là phong tục của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán nhằm loại bỏ những điều không may của năm cũ

Trang trí nhà cửa bằng cây cảnh, hoa tươi

Sau khi dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, cả gia đình sẽ cùng nhau trang hoàng lại ngôi nhà của mình thêm phần ấm cúng, tinh tươm hơn. Cây cảnh, hoa tươi là yếu tố trang trí nhà cửa không thể thiếu vào ngày tết, bởi nó giúp cho ngôi nhà trở nên lộng lẫy, tràn ngập sắc màu. 

Cây cảnh là yếu tố trang trí nhà cửa không thể thiếu vào ngày tết

Trang trí nhà của bằng các phụ kiện Tết sáng tạo

Set trang trí đồng hồ gỗ chủ đề Tết 2024 của Tiệm Tạp hóa nhà May

Cũng trong dịp Tết này, bạn có thể cùng mọi người trong gia đình tự tay làm những món đồ trang trí vừa giúp gắn kết yêu thương, quây quần bên nhau tạo tiếng cười rộn vang vừa tạo ra những món đồ ý nghĩa như: đồng hồ gỗ chủ đề Tết, phụ kiện treo trang trí Tết...  1 cách mới lạ, độc đáo, đậm chất riêng KHÔNG sợ bị đụng hàng. 

Set tô màu gỗ trang trí Tết 2024 của Tiệm tạp hóa nhà May

ĐỌC THÊM: 5 Cách Trang Trí Phòng Khách Ngày Tết Đẹp Mắt, Ấm Cúng

2.2 Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét là những món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Những ngày trước Tết, nhiều gia đình, dòng họ, thôn xóm thường tụ tập cùng nhau gói, luộc bánh, chia sẻ, trò chuyện thâu đêm trong thời gian đợi vớt bánh. .

Miền Bắc thường gói bánh chưng còn miền Nam thì gói bánh tét. Nhờ gói bánh chưng, bánh tét mà Tết cổ truyền Việt Nam trở nên ấm cúng và ý nghĩa hơn.

Bánh chưng, bánh tét là những món ăn truyền thống không thể thiếu trong phong tục tập quán mỗi dịp Tết Nguyên Đán của người Việt.

2.3 Cúng ông Công, ông Táo

Theo quan niệm dân gian của người Việt, ông Công, ông Táo là hai vị thần cai quản, quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, ngoài ra còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, phong tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ thần Bếp chuyên cai quản việc bếp núc. 

Phong tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ

Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị cá vàng, vàng mã, mâm cơm cúng để tạ ơn hai vị. Cá vàng sau khi cúng xong thì sẽ được phóng sinh đem thả ra sông, ra suối. Đây là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời, bẩm báo tình hình với Ngọc Hoàng. 

Cá chép còn mang ý nghĩa “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” biểu trưng cho tinh thần thép, kiên trì, bền bỉ để có được thành công.

2.4 Đón giao thừa 

Giao thừa là khoảnh khắc là được mong chờ nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Là khoảnh khắc đất trời giao hoa, thiên nhiên và con người trở nên gần gũi nhất. Trong đêm giao thừa thường có nhiều hoạt động rất hấp dẫn như ca múa nhạc, bắn pháo hoa, đi chùa, hái lộc…

Giao thừa là khoảnh khắc là được mong chờ nhất trong dịp Tết Nguyên Đán.

2.5 Chúc Tết, mừng tuổi

Chúc Tết, mừng tuổi ngày đầu năm là một phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt, với mong muốn có thế nhận được nhiều may mắn và những điều tốt đẹp nhất vào ngày đầu năm mới.

Đây chính là hoạt động được trẻ em yêu thích nhất bởi do sự hấp dẫn của những bao lì xì đỏ thắm. Thông thường, vào ngày đầu tiên của năm mới, con cháu trong gia đình sẽ tụ họp cùng nhau chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Sau đó, người lớn sẽ mừng tuổi lại con cháu bằng những phong bao lì xì đỏ để lấy may và chúc con cháu ngoan ngoãn, học giỏi, hạnh phúc trong năm mới.

Chúc Tết, mừng tuổi ngày đầu năm là một phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt

Chúc Tết, mừng tuổi ngày đầu năm là một phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt

3. Kết luận

Tết Nguyên Đán là vô cùng ý nghĩa và quan trọng đối với người Việt . Đây là dịp mà mọi người được gặp những người thân yêu và được quây quần bên gia đình. Vào ngày này mọi người sẽ được nghỉ ngơi, trút bỏ được hết âu lo, muộn phiền trong lòng.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp mọi người có thêm kiến thức về ngày Tết Nguyên Đán. Chúc mọi người có một năm mới ý nghĩa, an khang, thịnh vượng. Hãy tiếp tục theo dõi, đón đọc những thông tin bổ ích khác từ Tiệm tạp hóa nhà May!



 

Bạn đang xem: Tết Nguyên Đán là gì? Những phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên Đán
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: